Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158569

Phương thức, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngòi trên nền tảng mạng xã hội

Ngày 24/07/2024 21:54:46

Trong thời gian gần đây, qua theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước xảy ra nhiều vụ án liên quan đến việc các đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin tuyển dụng người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức, thủ đoạn như sau: Các đối tượng đã tạo lập các Website, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram... để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài.

 Trong thời gian gần đây, qua theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước xảy ra nhiều vụ án liên quan đến việc các đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin tuyển dụng người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức, thủ đoạn như sau: Các đối tượng đã tạo lập các Website, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram... để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài.
CA.jpg
( các chiến sỹ Công an tuyên truyền cho người dân về các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm mạng)

Các Website này được các đối tượng xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, New Zealand, Đài Loan.... Sau khi người lao động vào các Website, trang mạng xã hội sẽ được các đối tượng giới thiệu là nhân viên tư vấn nhắn tin giới thiệu về doanh nghiệp,  tuy nhiên thông tin doanh nghiệp này phần lớn do các đối tượng tự tạo ra, trên Website, các trang mạng xã hội này các đối tượng thường xuyên đăng tải các thông tin về tuyển dụng lao động giá rẻ, mức lương cao nhưng tiêu chuẩn tuyển chọn thấp, được bao trọn hồ sơ, thủ tục và hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động. Khi người lao động tin tưởng và chuyển tiền, các đối tượng gửi qua mạng xã hội cho người lao động về bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác. Do người lao động ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến trực tiếp công ty để làm việc, xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, chỉ liên hệ, trao đổi qua các trang mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, người lao động liên hệ  thì các tài khoản mạng xã hội và các số điện thoại mà các đối tượng sử dụng đều sẽ khoá, chặn liên lạc.

Các thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc tại nước ngoài, địa điểm người lao động đến làm việc, thông tin về giấy phép hoặc Website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với Website chính thức mà các doanh nghiệp đăng ký chính thức với Cục quản lý lao động ngoài nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, vì vậy các địa điểm doanh nghiệp mà các đối tượng cung cấp cho người lao động là địa điểm không đúng trên thực tế nhằm tránh bị phát hiện, các văn bản chụp gửi qua mạng xã hội cho người lao động đều có thể chỉnh sửa và không có giá trị pháp lý.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới phương thức thủ đoan trên, Công an huyện Triệu Sơn chỉ ra giải pháp phòng ngừa và đề nghị Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Sơn triển khai nghiêm túc thông báo của Công an huyện Triệu Sơn để tuyên truyền, cảnh báo đối với người dân trên địa bàn quản lý thực hiện một số nội dung sau:

1. Người lao động khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các Website, Facebook, Zalo, Telegram và các trang mạng xã hội khác.

2. Tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

4. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần tới cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo, đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Phương thức, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngòi trên nền tảng mạng xã hội

Đăng lúc: 24/07/2024 21:54:46 (GMT+7)

Trong thời gian gần đây, qua theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước xảy ra nhiều vụ án liên quan đến việc các đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin tuyển dụng người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức, thủ đoạn như sau: Các đối tượng đã tạo lập các Website, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram... để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài.

 Trong thời gian gần đây, qua theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước xảy ra nhiều vụ án liên quan đến việc các đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin tuyển dụng người lao động đi làm việc tại nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức, thủ đoạn như sau: Các đối tượng đã tạo lập các Website, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram... để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài.
CA.jpg
( các chiến sỹ Công an tuyên truyền cho người dân về các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm mạng)

Các Website này được các đối tượng xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, New Zealand, Đài Loan.... Sau khi người lao động vào các Website, trang mạng xã hội sẽ được các đối tượng giới thiệu là nhân viên tư vấn nhắn tin giới thiệu về doanh nghiệp,  tuy nhiên thông tin doanh nghiệp này phần lớn do các đối tượng tự tạo ra, trên Website, các trang mạng xã hội này các đối tượng thường xuyên đăng tải các thông tin về tuyển dụng lao động giá rẻ, mức lương cao nhưng tiêu chuẩn tuyển chọn thấp, được bao trọn hồ sơ, thủ tục và hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động. Khi người lao động tin tưởng và chuyển tiền, các đối tượng gửi qua mạng xã hội cho người lao động về bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác. Do người lao động ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến trực tiếp công ty để làm việc, xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, chỉ liên hệ, trao đổi qua các trang mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, người lao động liên hệ  thì các tài khoản mạng xã hội và các số điện thoại mà các đối tượng sử dụng đều sẽ khoá, chặn liên lạc.

Các thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc tại nước ngoài, địa điểm người lao động đến làm việc, thông tin về giấy phép hoặc Website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với Website chính thức mà các doanh nghiệp đăng ký chính thức với Cục quản lý lao động ngoài nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, vì vậy các địa điểm doanh nghiệp mà các đối tượng cung cấp cho người lao động là địa điểm không đúng trên thực tế nhằm tránh bị phát hiện, các văn bản chụp gửi qua mạng xã hội cho người lao động đều có thể chỉnh sửa và không có giá trị pháp lý.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới phương thức thủ đoan trên, Công an huyện Triệu Sơn chỉ ra giải pháp phòng ngừa và đề nghị Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Sơn triển khai nghiêm túc thông báo của Công an huyện Triệu Sơn để tuyên truyền, cảnh báo đối với người dân trên địa bàn quản lý thực hiện một số nội dung sau:

1. Người lao động khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các Website, Facebook, Zalo, Telegram và các trang mạng xã hội khác.

2. Tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

4. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần tới cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo, đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
fded98ebdb3971edhoidaptt.jpg