Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158569

Khu Lưu niệm hội văn nghệ Việt Nam thời kỳ ( 1947- 1954)

Ngày 26/09/2023 10:13:01

Phương án thiết kế bảo tồn, tôn tạo di tích LSCM địa điểm khu lưu niệm hội văn nghệ VN ( thời kỳ 1947- 1954)

Phương án thiết kế bảo tồn, tôn tạo di tích LSCM địa điểm khu lưu niệm hội văn nghệ VN ( thời kỳ 1947- 1954).
Xã  Thọ Cương Huyện Triệu Sơn được thành lập vào năm 1964 xã cách trung tâm huyện khoảng 13 km về phía  Đông;  Xã có1 di tích lịch sử văn hóa, trong đó di tích lịch sử  cách mạng thời kỳ 1947- 1954  đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo QĐ số
:418 /QĐ-UBND ngày 21/01/2013của Của của UBND tỉnh Thanh Hóa.

 Năm 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ku 4 nói chung và Thanh hóa nói riêng khi ấy là vùng tự do, nên có nhiều cơ quan trung ương và Hà Nội chọn làm nơi sơ tán. Làng Quần Tín là nơi tập hợp những văn nghệ sỹ lớn của cả nước, một trung tâm đào tạo cán bộ văn hóa ,cho cuộc kháng chiến và kiến quốc sau này. Các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta ( thời kỳ 1947- 1954) như các đồng chí: Trường Chinh, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu... thường lui tới nhà ông Lê Đình Thao, trước đây là ngôi đình cổ của làng để gặp gỡ và bồi dưỡng chính trị cho các văn nghệ sỹ. Cũng tại đây,  Chủ tịch Xu- Va- Nu- Vông cuẩ nước bạn Lào anh em đã từng về đây dừng chân một thời gian trong kháng chiến chống thực dân Pháp và được bà con Quần Tín Che chở, nuôi nấng và bảo vệ an toàn tại nhà cụ Thảo chức từ thangs năm 1950 đến tháng 2 năm 1951.  Làng " Hội tụ tín nghĩa" còn là nơi "cắm" trụ sở của "lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn và là địa điểm " rèn cán chỉnh quân" của các sư đoàn 320,308, đồng thời cũng là nơi tập kết của nhiều đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đi làm nghĩa vụ Quốc tế với nước bạn lào trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tại đây đã che chở, nuôi dưỡng nhiều tài năng văn nghệ cách mạng Việt Nam và là nơi mở lớp Văn nghệ kháng chiến đầu tiên, còn gọi là Trường đại học Văn hóa (các khóa 1 và 2), thời kỳ 147- 1954, do Giáo sư Đặng Thái Mai phụ trách cùng với các nhà văn tên tuổi khác như: Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Trần Dần, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên, Xuân  Diệu, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Hữu Loan, Minh Huệ, Hoàng Trung Thông,  Trần Hữu Trung; các họa sỹ như Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, nguyễn Thị Kim... Riêng gia đình cụ Vũ Ngọc Phan có tới 12 người từng ở đây. Gia đình Giáo sư Đặng Thai Mai cũng có tới  bảy người quây quần ở nhà ông Quạch, bà Vọng, nay là nhà bà Lê Thị Cúc và nhà ông Bích. Bà Nguyễn Tuân còn đem theo nghề tráng bánh cuốn và hàng tạp hóa của Hà Nội vào đây tráng bánh và bán thuốc lào cho anh em  văn nghệ sỹ.

01.jpg
( Đ/c Nguyễn Mạnh Cầm nguyên Ủy viên bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, bộ trưởng Bộ ngoại giao về thăm khu di tích nơi đ/c có thời gian làm việc tại đây)

Những ngày đó, nữ sỹ Hằng Phương, vợ  ông Vũ Ngọc Phan đã mở  xưởng giấy ở  nhà oong Lê Đình Oánh. Các họa sỹ còn lập một xưởng họa và mở lớp dạy vẽ tại làng. Vì thế, nhiều tài năng hội họa sau này như Vũ Giáng Hương, Sỹ Ngọc...đều được ươm mầm từ nơi đây. Nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng như: Tính quân dân, sơn mài của Nguyễn Sỹ Ngọc; du kích cảnh dương- Tranh in đá của nguyễn Văn Tụy, Phạm Văn Đôn; Hạnh phúc- phù điêu của Nguyễn Thị Kim....đều được ấp ủ, hình thành từ làng Tín Nghĩa này...

02.jpg

Đây là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Liên hiệp các Hội văn học- Nghệ thuật Việt Nam.

Làng Quần Tín là đất địa linh. Theo truyền thuyết, Tiên Cô giáng trần xuống gánh một bên là Núi Ngọc, bên kia là Ngàn Nưa đi qua làng bị sảy chân thành giếng. Giếng hiện vẫn còn, có độ sâu chừng 40m, lòng giếng còn in hình bàn chân năm ngón phía trước và gót phía sau, nên dân làng thường gọi là giếng Cô Tiên. Cũng theo tương truyền, vào thế kỷ 14, sau khi dấy binh ở Lũng Nhai, xã Ngọc Phụng, thuộc huyện Ngọc Lặc, nay thuộc huyện Thường Thường, khi đi qua Quần Tín chiêu mộ thêm nghĩa quân để tiếp tục cuộc kháng chiến chống giặc Minh, Lê Lợi và đạo quân khởi nghĩa của mình đã nghỉ lại đây, được dân làng đón tiếp ân cần, chu đáo, chu cấp lương thảo. Đêm hôm ấy, Lê Lợi được thành hoàng làng báo mộng: " Sáng sớm nhà ngươi ra giếng làng, thấy làn khói bốc lên từ giếng bay về hướng nào, thì tiến quân về hướng ấy, ắt sẽ thắng trận". Quả nhiên trận ấy nghĩa quân Lam Sơn thắng lớn. Sau này, Ngài đã trở lại ban sắc phong ban sắc phong và đặt tên là làng Quần Tín ( nơi hội tụ của niềm tin và tín nghĩa), vào ngày 10 tháng Giêng. Từ đó đến nay, dân làng lấy ngày này làm ngày hội truyền  thống của làng....

Giá trị là vậy, nhưng tình trạng di tích hiện nay bị thay đổi nhiều so với thời  điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh:

Một số ngôi nhà cổ, truyền thống- là nơi ở của một số văn nghệ sỹ lão thành đã bị bán, tháo dỡ xây mới hoặc chuyển sang kiểu nhà thờ họ. Duy nhất còn ngôi nhà 5 gian, thu hồi bít đốc, cạnh giếng làng còn lại, nhưng cũng bị tháo dỡ gian hồi bên tả để xây nhà tầng.

Giếng cổ được tôn tạo năm 2001đã làm sai các tính chất cổ kính của cái giếng với những truyền thuyết dân gian độc đáo và hấp dẫn. Giếng từ chỗ  không thành nhô cao trên mặt đất, không sân thành có thành giếng xi măng hiện đại. Còn nguyên gốc của giếng chỉ với thành xếp đá ong, đáy đá xanh nguyên khối với vết lõm của bàn chân " Tiên".





Khu Lưu niệm hội văn nghệ Việt Nam thời kỳ ( 1947- 1954)

Đăng lúc: 26/09/2023 10:13:01 (GMT+7)

Phương án thiết kế bảo tồn, tôn tạo di tích LSCM địa điểm khu lưu niệm hội văn nghệ VN ( thời kỳ 1947- 1954)

Phương án thiết kế bảo tồn, tôn tạo di tích LSCM địa điểm khu lưu niệm hội văn nghệ VN ( thời kỳ 1947- 1954).
Xã  Thọ Cương Huyện Triệu Sơn được thành lập vào năm 1964 xã cách trung tâm huyện khoảng 13 km về phía  Đông;  Xã có1 di tích lịch sử văn hóa, trong đó di tích lịch sử  cách mạng thời kỳ 1947- 1954  đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo QĐ số
:418 /QĐ-UBND ngày 21/01/2013của Của của UBND tỉnh Thanh Hóa.

 Năm 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ku 4 nói chung và Thanh hóa nói riêng khi ấy là vùng tự do, nên có nhiều cơ quan trung ương và Hà Nội chọn làm nơi sơ tán. Làng Quần Tín là nơi tập hợp những văn nghệ sỹ lớn của cả nước, một trung tâm đào tạo cán bộ văn hóa ,cho cuộc kháng chiến và kiến quốc sau này. Các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta ( thời kỳ 1947- 1954) như các đồng chí: Trường Chinh, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu... thường lui tới nhà ông Lê Đình Thao, trước đây là ngôi đình cổ của làng để gặp gỡ và bồi dưỡng chính trị cho các văn nghệ sỹ. Cũng tại đây,  Chủ tịch Xu- Va- Nu- Vông cuẩ nước bạn Lào anh em đã từng về đây dừng chân một thời gian trong kháng chiến chống thực dân Pháp và được bà con Quần Tín Che chở, nuôi nấng và bảo vệ an toàn tại nhà cụ Thảo chức từ thangs năm 1950 đến tháng 2 năm 1951.  Làng " Hội tụ tín nghĩa" còn là nơi "cắm" trụ sở của "lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn và là địa điểm " rèn cán chỉnh quân" của các sư đoàn 320,308, đồng thời cũng là nơi tập kết của nhiều đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đi làm nghĩa vụ Quốc tế với nước bạn lào trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tại đây đã che chở, nuôi dưỡng nhiều tài năng văn nghệ cách mạng Việt Nam và là nơi mở lớp Văn nghệ kháng chiến đầu tiên, còn gọi là Trường đại học Văn hóa (các khóa 1 và 2), thời kỳ 147- 1954, do Giáo sư Đặng Thái Mai phụ trách cùng với các nhà văn tên tuổi khác như: Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Trần Dần, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên, Xuân  Diệu, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Hữu Loan, Minh Huệ, Hoàng Trung Thông,  Trần Hữu Trung; các họa sỹ như Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, nguyễn Thị Kim... Riêng gia đình cụ Vũ Ngọc Phan có tới 12 người từng ở đây. Gia đình Giáo sư Đặng Thai Mai cũng có tới  bảy người quây quần ở nhà ông Quạch, bà Vọng, nay là nhà bà Lê Thị Cúc và nhà ông Bích. Bà Nguyễn Tuân còn đem theo nghề tráng bánh cuốn và hàng tạp hóa của Hà Nội vào đây tráng bánh và bán thuốc lào cho anh em  văn nghệ sỹ.

01.jpg
( Đ/c Nguyễn Mạnh Cầm nguyên Ủy viên bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, bộ trưởng Bộ ngoại giao về thăm khu di tích nơi đ/c có thời gian làm việc tại đây)

Những ngày đó, nữ sỹ Hằng Phương, vợ  ông Vũ Ngọc Phan đã mở  xưởng giấy ở  nhà oong Lê Đình Oánh. Các họa sỹ còn lập một xưởng họa và mở lớp dạy vẽ tại làng. Vì thế, nhiều tài năng hội họa sau này như Vũ Giáng Hương, Sỹ Ngọc...đều được ươm mầm từ nơi đây. Nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng như: Tính quân dân, sơn mài của Nguyễn Sỹ Ngọc; du kích cảnh dương- Tranh in đá của nguyễn Văn Tụy, Phạm Văn Đôn; Hạnh phúc- phù điêu của Nguyễn Thị Kim....đều được ấp ủ, hình thành từ làng Tín Nghĩa này...

02.jpg

Đây là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Liên hiệp các Hội văn học- Nghệ thuật Việt Nam.

Làng Quần Tín là đất địa linh. Theo truyền thuyết, Tiên Cô giáng trần xuống gánh một bên là Núi Ngọc, bên kia là Ngàn Nưa đi qua làng bị sảy chân thành giếng. Giếng hiện vẫn còn, có độ sâu chừng 40m, lòng giếng còn in hình bàn chân năm ngón phía trước và gót phía sau, nên dân làng thường gọi là giếng Cô Tiên. Cũng theo tương truyền, vào thế kỷ 14, sau khi dấy binh ở Lũng Nhai, xã Ngọc Phụng, thuộc huyện Ngọc Lặc, nay thuộc huyện Thường Thường, khi đi qua Quần Tín chiêu mộ thêm nghĩa quân để tiếp tục cuộc kháng chiến chống giặc Minh, Lê Lợi và đạo quân khởi nghĩa của mình đã nghỉ lại đây, được dân làng đón tiếp ân cần, chu đáo, chu cấp lương thảo. Đêm hôm ấy, Lê Lợi được thành hoàng làng báo mộng: " Sáng sớm nhà ngươi ra giếng làng, thấy làn khói bốc lên từ giếng bay về hướng nào, thì tiến quân về hướng ấy, ắt sẽ thắng trận". Quả nhiên trận ấy nghĩa quân Lam Sơn thắng lớn. Sau này, Ngài đã trở lại ban sắc phong ban sắc phong và đặt tên là làng Quần Tín ( nơi hội tụ của niềm tin và tín nghĩa), vào ngày 10 tháng Giêng. Từ đó đến nay, dân làng lấy ngày này làm ngày hội truyền  thống của làng....

Giá trị là vậy, nhưng tình trạng di tích hiện nay bị thay đổi nhiều so với thời  điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh:

Một số ngôi nhà cổ, truyền thống- là nơi ở của một số văn nghệ sỹ lão thành đã bị bán, tháo dỡ xây mới hoặc chuyển sang kiểu nhà thờ họ. Duy nhất còn ngôi nhà 5 gian, thu hồi bít đốc, cạnh giếng làng còn lại, nhưng cũng bị tháo dỡ gian hồi bên tả để xây nhà tầng.

Giếng cổ được tôn tạo năm 2001đã làm sai các tính chất cổ kính của cái giếng với những truyền thuyết dân gian độc đáo và hấp dẫn. Giếng từ chỗ  không thành nhô cao trên mặt đất, không sân thành có thành giếng xi măng hiện đại. Còn nguyên gốc của giếng chỉ với thành xếp đá ong, đáy đá xanh nguyên khối với vết lõm của bàn chân " Tiên".





0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
fded98ebdb3971edhoidaptt.jpg